Một chiếc rèm vải chống nắng hiện đại và theo phong cách riêng sẽ nhanh chóng xua đi cơn nóng và làm cho không gian căn phòng của bạn trở nên mát mẻ hơn, dễ chịu hơn và có sức sống hơn.
Các loại rèm vải chống nắng nóng thường được dùng là những rèm có chức năng ngăn cản ánh sáng tốt, chống tia hồng ngoại bức xạ… Những loại rèm cửa chống nóng tốt hiện nay bao gồm: rèm vải, rèm cuốn, rèm lá dọc, …Trong đó thì rèm vải là loại rèm cửa chống nắng nóng và cản nhiệt tốt nhất.
Hầu hết các loại rèm vải chống nắng đều có khả năng cản sáng cản nóng từ 80-100%. Bạn có thể chọn một số loại rèm vải với chất liệu từ thiên nhiên với các kỹ thuật dệt thủ công như các loại vải tơ tằm (lụa satin, đũi, habotai, voan lụa) hay một số loại vải 100% cotton… không chỉ rất tốt cho môi trường, mà còn mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho căn phòng. Nếu bạn thích một phong cách “thân thiện” hơn có thể chọn vải bề mặt hơi thô ráp như vải bố, bạt, vải tuýt, thổ cẩm…
Trong số các loại rèm cửa hiện có trên thị trường thì rèm vải vẫn luôn chiếm “thế thượng phong”. Bởi loại rèm này có đa dạng màu sắc, họa tiết, đặc biệt là được may từ nhiều chất liệu khác nhau. Dưới đây là các loại vải may rèm cửa chống nắng cùng ưu, nhược điểm của từng chất liệu.
Vải cotton may rèm cửa
Ưu điểm của chất liệu vải cotton là mềm mại, thoáng mát, rất nhanh khô sau mỗi lần giặt. Cùng với đó, chúng không hấp thụ nhiệt từ bên ngoài nên đảm bảo không gian trong nhà luôn mát mẻ hoặc ấm áp.
Tuy nhiên, nhược điểm của rèm cửa may từ vải cotton chính là dễ bị xù lông và khi giặt thì rất nhăn. Nếu giặt bằng máy giặt, bạn phải là ủi sau khi khô. Ngoài ra, rèm vải cotton dễ bám bụi và dưới tác động của độ ẩm, chúng sinh ra mùi hôi khó chịu.
Vải lanh may rèm cửa
Vải lanh hay còn gọi là vải linen, cũng là chất liệu quen thuộc để may rèm cửa. So với các chất liệu khác thì rèm cửa vải lanh không sang trọng bằng, nhưng lại đặc biệt thích hợp với không gian mang phong cách vintage. Ngoài ra, chất liệu vải này có tính kháng khuẩn cao và rất bền bỉ.
Nhược điểm của rèm cửa vải lanh là có độ co giãn thấp nên không tạo được sự mềm mại. Bên cạnh đó, chúng rất dễ nhăn sau khi giặt nên không thích hợp với giặt máy. Và sau khi giặt, bạn cần là ủi trước khi treo để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Rèm vải lanh bền bỉ, kháng khuẩn, tuy nhiên, lại không có độ mềm và rũ cần thiết
Vải lụa may rèm cửa
Vải lụa tơ tằm sáng bóng, mềm mại, đặc biệt thích hợp với những căn phòng cao cấp, sang trọng. Cùng với đó là đặc tính hút ẩm và bắt sáng tốt. Dưới ánh nắng mặt trời hay ánh sáng đèn điện, rèm cửa sẽ bắt sáng và khuếch tán ánh sáng, giúp không gian thêm sáng sủa, thoáng đãng, rộng rãi.
Nhược điểm lớn nhất của rèm vải lụa tơ tằm là giá thành đắt đỏ, không phải gia đình nào cũng đủ khả năng đầu tư. Việc bỏ ra một khoản tiền lớn cho bộ rèm cửa lụa tơ tằm đôi khi khiến mọi người e dè và cân nhắc.
Polyester – vải may rèm cửa chống nắng thịnh hành nhất
Nhắc đến vải may rèm cửa chống nắng, không thể bỏ qua chất liệu Polyester. Ưu điểm của chất liệu vải này là độ bền cao, hấp thụ nước chậm, kháng ẩm tốt nên rất thích hợp với thời tiết mùa đông. Ngoài ra, vải đa dạng màu sắc, họa tiết, lại ít bị nhăn nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Hạn chế của vải Polyester chính là hấp thụ nhiệt khiến không gian trong nhà bị nắng nóng, bí bách. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng được cho là không thân thiện với môi trường và dễ kích ứng với làn da nhạy cảm.
Rèm cửa may bằng vải nhung
Rèm cửa vải nhung là sự lựa chọn lý tưởng của những không gian mang phong cách hoàng gia, quý tộc. Đặc biệt, chất liệu dày dặn của vải giúp gia tăng khả năng chống nắng, chống nhiệt và cách âm. Rèm cửa vải nhung cũng phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh giá, giúp không gian sống được ấm áp.
Nhược điểm của vải nhung là dễ bám bụi bẩn. Các hạt bụi li ti bám sâu vào bên trong có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Và vì chất liệu dày nên việc giặt giũ, phơi khô sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
Rèm cửa may bằng vải gấm
Các họa tiết trên vải gấm khá giống với lụa tơ tằm, tuy nhiên, được làm nổi trên bề mặt. Đây cũng là chất liệu vải may rèm cửa chống nắng rất được yêu thích bởi tính thẩm mỹ cao, bắt sáng tốt. Đặc biệt là thân thiện với môi trường và an toàn với người dùng.
Tuy nhiên, giá vải gấm tương đối cao. Và các hoa văn, họa tiết trên vải gấm không dễ tương thích với mọi không gian. Nếu lựa chọn không phù hợp dễ gây ra sến sẩm, khó chịu về thị giác.
Chiffon – vải may rèm cửa chống nắng nhẹ nhàng, thanh thoát
Vải chiffon mềm mại, mỏng manh, phù hợp với những không gian muốn tận dụng ánh sáng tự nhiên. Giá thành vải chiffon phải chăng, hợp lý cũng là lợi thế của chất liệu này.
Độ mỏng của vải chiffon vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm. Vì vải mỏng nên độ bền không cao, dễ bị rách khi vệ sinh. Vào mùa đông, rèm cửa vải chiffon không phải là lựa chọn tối ưu vì khả năng chắn gió kém. Còn mùa hè thì nắng nóng gay gắt có thể xuyên qua rèm cửa và chiếu vào nhà.
Trên đây là tổng hợp các chất liệu vải may rèm cửa chống nắng thịnh hành nhất hiện nay. Mỗi loại có những đặc tính riêng, bạn nên cân nhắc đến mục đích sử dụng, kiến trúc không gian để có sự lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu sở hữu các sản phẩm có công năng chống nắng như rèm cửa chống nắng, rèm cuốn chống nắng, rèm sáo gỗ chống nắng, rèm cầu vồng chống nắng, rèm sáo nhôm chống nắng, rèm sáo nhựa chống nắng, rèm tre trúc chống nắng, với giá vô cùng ưu đãi, quý khách có thể tham khảo và tìm ra sản phẩm ưng ý cho gia đình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.